Tại sao bạn lại bị sâu răng, cách phòng sâu răng – Bác sĩ Hải Yến Yteeth – Kiến thức NEW

Mời bạn xem bài viết liên quan đến chủ đề chăm sóc răng miệng tại website Kemtrinamda.vn.

Tại sao bạn lại bị sâu răng, cách phòng sâu răng – Bác sĩ Hải Yến Yteeth | Tin mới nhất.

>> Xem thêm nhiều kiến thức chăm sóc răng miệng hay nhất tại đây: https://kemtrinamda.vn/cham-soc-rang-mieng/

Tại sao bạn lại bị sâu răng?
1. Sâu răng do không đánh răng
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến sâu răng. Răng cần phải được làm sạch thường xuyên hàng ngày nhất là sau khi ăn và uống. Nếu không đánh răng đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể gây nên những biến chứng nặng nề.
2. Đánh răng không đúng cách dẫn đến sâu răng
Đánh răng thường xuyên là một trong những biện pháp bảo vệ răng miệng, tuy nhiên, đánh răng như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Việc đánh răng không đúng cách không những không ngăn cản được vi khuẩn xâm nhập, mà còn có thể gây tổn thương lợi và mô răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm lợi nướu và sâu răng.
3. Ăn thực phẩm có nhiều tinh bột và đường dễ gây sâu răng
Một số loại thực phẩm, đồ uống dễ gây ra sâu răng hơn những sản phẩm khác. Sữa, đường, socola, bánh cookies, mật ong, kem, kẹo cứng, ngũ cốc dễ dàng bám vào răng trong thời gian dài, do đó chúng có nhiều khả năng gây sâu răng hơn
4. Thường xuyên ăn vặt cũng gây sâu răng
Nếu thường xuyên uống nước ngọt hay ăn nhẹ, axit có nhiều thời gian hơn để tấn công răng. Đây cũng là lý do vì sao cha mẹ được khuyến khích không để cho trẻ sơ sinh dùng bình chứa đầy sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có chứa đường trước khi đi ngủ. Những thành phần khoáng chất có trong nước giải khát sẽ ứ đọng lại trên răng, gây ra xói mòn.
5. Thiếu nước dễ dẫn đến sâu răng
Thiếu nước dẫn đến tình trạng khô miệng, thiếu nước bọt. Nước bọt có vai trò quan rất là trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng, nó rửa sạch thức ăn và mảng bám răng. Các thành phần khoáng chất có trong nước bọt giúp chữa sâu răng sớm, hạn chế vi khuẩn phát triển và trung hòa các chất axit gây hại.
6. Hàm răng khấp khểnh dễ bị sâu răng
Với hàm răng khấp khểnh khiến bạn vệ sinh răng miệng khó khăn dẫn đến tình trạng những mảng bám và vi khuẩn còn đọng lại nhiều ở các khe răng gây sâu răng và viêm lợi.
7. Men răng yếu cũng dễ bị sâu răng
Men răng là lớp bảo vệ vững chãi của răng, khi răng của bạn mới được hình thành đã bị thiếu một số chất làm chất men không được bóng, làm cho cặn thức ăn dễ bám vào và gây sâu răng
8. Rối loạn tiêu hóa
Ăn nhiều và biếng ăn sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho sâu răng phát triển. Người bị rối loạn tiêu hóa hay có những thói quen ăn uống thất thường khiến cho việc bảo vệ răng miệng càng khó khăn hơn.
9. Tụt nướu lộ ngà răng dễ bị sâu răng
Đây là triệu chứng thường gặp ở những người có tuổi. Khi nướu kéo ra khỏi hàm răng, mảng bám hình thành trên rễ của răng. Răng gốc tự nhiên được bao phủ bởi lớp cementum, các ngà răng sẽ trở thành mục tiêu của vi khuẩn và có thể bị mục nát, dẫn đến sâu răng gốc.
Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào?
Nguyên nhân gây sâu răng còn do những thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Khi ăn đồ nhiều đường, đồ ngọt … những vụn thức ăn sẽ bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy vôi răng định kỳ, khoang miệng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển.
Sâu răng hay không còn do chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ của bạn. Nếu vệ sinh không tốt cũng là một nguyên nhân chính gây sâu răng. Vì thế, muốn hạn chế tối đa sâu răng, cần phải làm sạch răng thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Nếu không sẽ rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Việc đánh răng không đúng cách sẽ không ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn, mà có thể gây tổn thương nướu, lợi… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng tấn công.
Răng mới sâu cho đến lúc phát triển thành lỗ sâu sẽ trải qua một khoảng thời gian (2 năm), phụ thuộc vào quá trình vệ sinh răng miệng, khả năng chống sâu răng ở mỗi người và mức độ vi khuẩn nhiều hay ít.Trong thời gian phát triển răng sâu, nên có hướng điều trị kịp thời để tránh lây lan sang các răng kế cận.
Làm thế nào để phòng sâu răng hiệu quả?
Vệ sinh răng miệng đúng cách với chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước, bàn chải và kem đánh răng cùng với nước súc miệng diệt khuẩn
Tránh ăn vặt và ăn đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột trong ngày, tránh nước ngọt có ga để khỏi bị phá hủy men răng.
Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả tươi cũng làm sạch răng và hạn chế tình trạng sâu răng.
Và cuối cùng bạn nên nhớ đến nha khoa để lấy cao răng và bác sĩ thăm khám răng của bạn định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện những bất thường trên răng của bạn và kịp thời xử lý.
#bacsihaiyenyteeth #nhakhoayteeth #saurang #caorang #viemloi
Hãy like video và subscribe kênh của tôi nếu bạn thấy có ích!

————————————————–
BÁC SĨ HẢI YẾN YTEETH
► Đăng ký kênh :
► Web:
Nếu bạn cần tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề răng miệng, liên hệ với tôi qua:
► Facebook:
► Email: haiyenyteeth120918@gmail.com
► Hotline: 097.403.5115/090.508.2588
hoặc
► Để lại BÌNH LUẬN bên dưới video!
#bacsihaiyenyteeth #nhakhoayteeth #saurang #caorang #viemloi

Vậy là bạn đã xem xong bài viết chủ đề chăm sóc răng sau khi lấy cao răng rồi nhé.

Ngoài xem những kiến thức về chủ đề chăm sóc răng miệng thì bạn có thể xem thêm những kiến thức từ các chuyên gia khác tại đây.

chăm sóc răng sau khi lấy cao răng tại Kemtrinam.vn
chăm sóc răng sau khi lấy cao răng

Tag liên quan chăm sóc răng sau khi lấy cao răng.

bác sĩ hải yến yteeth,nha khoa yteeth,sâu răng,sâu răng là gì,sâu răng tiến triển,sâu răng hàm,sâu răng cửa,sâu răng khôn,sâu răng đau nhức,sâu răng trẻ em,sâu răng đau buốt,sâu răng vào tủy,hàn răng sâu,răng sâu nặng,hàn răng sâu giá,trám răng sâu,trám răng sâu có đau không,trám răng sâu giá,con sâu răng,bé sâu răng,em bé sâu răng,răng cửa bị sâu,trám răng cửa bị sâu,trẻ 1 tuổi bị sâu răng,sâu răng ở trẻ,trẻ sâu răng.
Xin chân thành cảm ơn.

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Thanh Lịch Nguyễn

Cám ơn bác sỹ đã có chia sẻ rất tuyệt vời ạ