Làm sao bạn có thể “đóng cửa”? • Hello Bacsi – kiến thức từ chuyên gia.

Một số bài viết liên quan đế chủ đề chăm sóc răng miệng được chúng tôi cập nhật mỗi ngày website Kemtrinamda.vn. Mời các bạn chú ý theo dõi nhé.

Làm sao bạn có thể “đóng cửa”? • Hello Bacsi – cách chăm sóc răng miệng từ chuyên gia.

Răng thưa là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở người lớn và trẻ em. Vậy phương pháp nào có thể giúp bạn đóng “cánh cửa còn để ngỏ” này?

Bạn hãy cùng tìm hiểu về tình trạng răng thưa, nguyên nhân, cách chữa cũng như những lưu ý khi thực hiện nhé!

Răng thưa là gì?

Răng thưa là tình trạng xuất hiện khoảng cách hoặc không gian trống giữa các răng trong hàm. Những khoảng trống này có thể hình thành bất cứ nơi nào trong vùng miệng, nhưng thường dễ thấy nhất ở vùng giữa hai răng cửa trên. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, những khoảng trống giữa các răng ở trẻ em có thể biến mất sau khi răng vĩnh viễn mọc lên.

Đối với một số người, khoảng trống giữa các răng khá nhỏ và hầu như không đáng chú ý. Tuy nhiên, một số người khác lại có răng thưa với những kẽ hở lớn giữa các răng kèm theo các bệnh lý răng miệng thì lại là vấn đề vô cùng nghiêm trọng.

Ngay cả những bất thường nhỏ trên răng cũng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng. Răng thưa có thể khiến chức năng ăn nhai không được đảm bảo đầy đủ trừ khi chúng đã được căn chỉnh khớp cắn chính xác. Những vấn đề này tác động từ tính thẩm mỹ cho đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Gặp vấn đề về phát âm
  • Đau do cắn vùng lưỡi và má thường xuyên
  • Răng bị nứt và mòn do tăng tiếp xúc bề mặt hoặc khớp cắn sai lệch
  • Ngáy và ngưng thở khi ngủ do khớp cắn bất thường gây khó khăn khi thở bằng mũi
  • Thiếu tự tin về ngoại hình trên khuôn mặt, tức là răng móm, răng lệch, răng không đều…
  • Tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nướu răng do có khoảng cách và chen chúc giữa các răng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng

Nguyên nhân gây răng thưa

Nguyên nhân gây răng thưa

Không có một nguyên nhân duy nhất nào khiến bạn bị răng thưa, tình trạng này xảy ra thường do nhiều yếu tố kết hợp gây ra:

1. Chênh lệch kích cỡ giữa xương hàm và răng

Ở một số người, tình trạng răng thưa liên quan đến các vấn đề về kích thước của từng răng và kích thước xương hàm. Các khoảng trống có thể hình thành khi một người có răng quá nhỏ so với xương hàm. Kết quả là răng sẽ mọc cách xa nhau và khiến răng thưa. Tình trạng kích thước của răng và xương hàm không đều nhau có tính di truyền, do đó các thành viên trong gia đình có thể mắc phải tình trạng này.

Bạn cũng có thể bị răng thưa nếu có một sự phát triển quá mức của mô giáp với đường viền nướu và hai răng cửa trên của bạn. Sự phát triển quá mức này tạo ra sự tách biệt và làm xuất hiện khoảng cách giữa các răng.

2. Những thói quen xấu làm thưa răng

Một số thói quen xấu cũng có thể tạo ra kẽ hở giữa các răng. Ví dụ như trẻ nhỏ mút ngón tay cái có thể tạo kẽ hở răng vì chuyển động mút gây áp lực lên răng cửa và khiến chúng bị kéo về phía trước. Nhiều người có thói quen dùng tăm xỉa răng hoặc đánh răng lực mạnh sau khi ăn, lâu dần cũng sẽ tạo nên những khoảng cách giữa 2 răng.

Ở trẻ em và người trưởng thành, răng thưa còn có thể xảy ra do sự phản xạ nuốt không chính xác. Thay vì lưỡi tự định vị ở vòm miệng trong khi nuốt, nhiều người có thói quen dùng lưỡi đẩy vào răng cửa. Các nha sĩ gọi đây là tật đẩy lưỡi (tongue thrust). Điều này nghe có vẻ như là một phản xạ vô hại, nhưng khi hành động này xảy ra nhiều lần và tạo áp lực lớn lên răng cửa có thể gây ra răng thưa.

3. Các bệnh lý răng miệng gây răng thưa

Răng thưa cũng có thể phát triển từ bệnh nha chu (một loại bệnh nhiễm trùng). Trong trường hợp này, viêm làm tổn thương nướu và mô nâng đỡ răng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất răng và tạo ra khoảng cách giữa các răng. Các dấu hiệu của bệnh nướu răng bao gồm nướu sưng đỏ, tiêu xương, răng lung lay và chảy máu nướu.

Cách chữa răng thưa

cách chữa răng thưa

Tình trạng răng thưa có thể xuất hiện do một loạt các vấn đề tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng. Ở một số bệnh nhân, răng thưa có thể là hậu quả của bệnh nha chu mãn tính trong khi một số người khác có thể chỉ là do tình trạng răng mọc sai lệch.

Một điều mà tất cả các trường hợp răng thưa đều có điểm chung là chúng gây ra tình trạng khớp cắn bất thường, điều này có thể là một vấn đề nghiêm trọng về răng miệng. Nha sĩ có thể sẽ cân nhắc một số cách để điều trị tình trạng răng thưa cũng như cải thiện khớp cắn sai sau đây:

1. Niềng răng thưa

Đây là một trong những cách phổ biến nhất để điều trị các kẽ hở và răng chen chúc. Cách này sử dụng các mắc cài để niềng răng hoặc phương pháp Invisalign để định hình răng theo vị trí chính xác.

Một khi quá trình niềng răng kết thúc, khớp cắn sẽ vào đúng vị trí và khoảng cách giữa các răng sẽ biến mất. Trong các trường hợp ít nghiêm trọng hơn, nha sĩ có thể chỉ định đặt plate hoặc máng bảo vệ răng miệng (mouthguard).

2. Bọc răng sứ và dán sứ veneer

Nếu răng của bạn quá nhỏ gây ra những khoảng trống mất tính thẩm mỹ cũng như các vấn đề khác do khớp cắn bất thường, phương pháp bọc răng sứ và dán sứ veneer là hai hình thức điều trị hiệu quả nhằm giúp loại bỏ các khoảng trống để răng đều đẹp hơn.

Đối với bọc răng sứ, nha sĩ sẽ mài mô răng một lớp khoảng từ 0,6 – 1,2mm rồi sau đó gắn mão sứ lên trên. Đối với dán sứ veneer, nha sĩ chỉ cần mài một lớp mỏng trên bề mặt ngoài của răng chỉ khoảng 0,3 – 0,5mm. Do đó, phần lớn men răng và các mô nhạy cảm xung quanh răng không bị ảnh hưởng.

Trường hợp bạn chăm sóc tốt, tuổi thọ của phương pháp bọc sứ veneer có thể kéo dài từ 10 – 15 năm, còn phương pháp bọc răng sứ có thể lên tới 20 năm tùy thuộc vào loại răng sứ bạn lựa chọn.

3. Cấy ghép implant, làm cầu răng và răng giả

Trong trường hợp nghiêm trọng như nhổ răng tạo ra khoảng trống lớn, phương pháp cấy ghép implant, làm cầu răng và răng giả có thể giúp cải thiện vấn đề thẩm mỹ. Các phương pháp này cũng giúp giữ cho răng còn lại khỏe mạnh bằng cách khôi phục chức năng của khớp cắn.

4. Điều trị bệnh nha chu

Nếu bệnh nướu răng gây ra tình trạng mất xương hàm (yếu tố tạo ra các khoảng trống trên răng) thì phải được điều trị trước tiên. Sau khi bệnh nướu đã được giải quyết, bạn có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp được liệt kê ở trên để che lấp các khoảng trống và khôi phục khớp cắn bình thường.

Lưu ý khi điều trị răng thưa

Lưu ý khi điều trị răng thưa

Để quá trình điều trị răng thưa diễn ra hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

• Dùng thuốc giảm đau: Bạn có thể bị đau và nhức trong khoảng thời gian đầu điều trị, đây là điều bình thường. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau giúp giảm thiểu triệu chứng.

• Vệ sinh răng miệng: Bạn có thể sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối để giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng như giảm bớt tình trạng đau nhức.

• Lựa chọn nha khoa uy tín: Đây là bước vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, bạn cần tham khảo những bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa uy tín trước khi quyết định thực hiện điều trị.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng răng thưa, nguyên nhân, cách chữa cũng như những lưu ý khi thực hiện. Đây là tình trạng răng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sức khỏe mà còn có ý nghĩa phong thủy đối với một số người. Do đó, bạn nên cân nhắc điều trị răng thưa càng sớm càng tốt nhé!

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:


Vậy là bạn đã có thêm nhiều thông tin về chủ đề Làm sao bạn có thể “đóng cửa”? • Hello Bacsi rồi nhé. Kemtrinamda.vn tin rằng bạn đã có nhiều kiến thức chăm sóc răng miệng hữu ích rồi đó. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những kiến thức chăm sóc răng miệng khác thì bạn có thể xem thêm tại đây nhé: https://kemtrinamda.vn/cham-soc-rang-mieng/.

Từ khoá liên quan về chủ đề Làm sao bạn có thể “đóng cửa”? • Hello Bacsi

#Làm #sao #bạn #có #thể #đóng #cửa #Bacsi.

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc tin tại Blogradio.

Nguồn: hellobacsi.com.

5/5 - (2 votes)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments