Bạn nên làm gì khi bị đau nhức răng? • Hello Bacsi – kiến thức từ chuyên gia.

Một số bài viết liên quan đế chủ đề chăm sóc răng miệng được chúng tôi cập nhật mỗi ngày website Kemtrinamda.vn. Mời các bạn chú ý theo dõi nhé.

Bạn nên làm gì khi bị đau nhức răng? • Hello Bacsi – cách chăm sóc răng miệng từ chuyên gia.

Các cơn đau nhức răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, mẻ răng hay nhạy cảm với nhiệt độ. Bạn cần theo dõi tình trạng cơn đau của mình để xác định được nguyên nhân trước khi bắt đầu tìm cách chữa trị.

Cơn đau nhức răng có thể làm phiền khi bạn đang làm việc, nghỉ ngơi hay đi ngủ. Để đẩy lùi tình trạng khó chịu này, bạn cần tìm ra nguyên nhân và cách chữa đau nhức răng thích hợp nhất với các dấu hiệu của mình.

1. Ê buốt răng do nhiệt độ

đau nhức răng

Cơn ê buốt răng có thể xuất hiện sau khi bạn ăn đồ quá nóng hay quá lạnh. Cơn đau nhức răng do nhạy cảm với nhiệt độ này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và thời gian ê buốt càng lâu thì nguyên nhân càng nghiêm trọng.

Những lý do phổ biến gây tình trạng răng ê buốt do nhạy cảm với nhiệt độ là men răng bị mòn, bệnh tụt nướu, ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao hoặc dùng bàn chải có lông xơ cứng. Khi mắc các chứng này, răng sẽ nhạy cảm với cả nhiệt độ nóng và lạnh nhưng cơn đau thường nhẹ cũng như qua đi nhanh chóng.

Bạn có thể chuyển sang dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm và tránh các thực phẩm và đồ uống quá nóng, quá lạnh hoặc có tính axit cao. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng bàn chải mềm để chải răng theo chuyển động tròn và thay bàn chải mỗi 2 – 3 tháng để tránh kích ứng răng. 

Nếu tình hình ê buốt răng không cải thiện sau một tuần, bạn có thể đã gặp những nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Cơn đau nhức răng lúc này có thể do sâu răng, mẻ răng, trám răng bị mòn, chân răng bị lộ hoặc các bệnh về nướu.

2. Đau nhức răng kéo dài

đau nhức răng

Nếu bạn có một cơn đau nhức răng nhẹ, âm ỉ nhưng kéo dài thì có thể là do một trong ba nguyên nhân sau:

• Dị vật mắc vào kẽ răng: Nếu cơn đau nhức răng kèm theo sưng nướu thì có thể do dị vật như thức ăn thừa mắc trong nướu hoặc giữa các kẽ răng. Bạn chỉ cần dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và theo dõi xem cơn đau có bớt không.

• Thói quen nghiến răng: Nếu cơn đau nhức răng lan đến xương quai hàm, lý do có thể là vì bạn nghiến răng vào ban đêm. Đây là tình trạng hai hàm răng bị ghì và siết, nghiến chặt tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Bạn có thể chữa chứng nghiến răng bằng cách áp dụng một số liệu pháp tâm lý để giúp bản thân thư giãn hoặc đến nha sĩ để làm miếng bảo vệ răng miệng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Miếng bảo vệ răng miệng có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng

• Áp xe răng: Những cơn đau nhức răng âm ỉ kéo dài có thể do một lý do nghiêm trọng hơn là áp xe răng. Răng áp xe bị nhiễm trùng từ bên trong và nhiễm trùng đã lan đến chân răng và gây đau nhức. Trong trường hợp này, bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách súc miệng bằng nước ấm và dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Advil, Motrin IB). Tuy nhiên, bạn vẫn cần đi nha sĩ ngay để chữa kịp thời và tránh bệnh thêm nặng.

Bạn hãy theo dõi xem cơn đau có tăng hoặc giảm vào một thời điểm nhất định không, đau ở một răng hay cả hàm hay có một hành động nào đó khiến cơn đau xuất hiện… Những đặc điểm này sẽ giúp nha sĩ xác định nguyên nhân chính xác hơn.

3. Cơn đau nhói bất ngờ

đau nhức răng

Những cơn đau nhói ở răng thường do những các tổn thương vật lý ở răng như mẻ mặt nhai của răng, nứt răng, sâu răng hoặc tụt nướu. Nếu cơn đau ở một răng đã được trám hay bọc, phần trám hay bọc có thể đã rơi ra. Những tổn thương này sẽ cần tới sự can thiệp của nha sĩ chứ không thể tự khỏi.

Bạn nên sớm giải quyết những vấn đề này để đẩy lùi cơn đau nhức răng và phòng trường hợp các bệnh về răng trở nên nghiêm trọng hơn. Trước khi đến nha sĩ, bạn hãy theo dõi những tình huống có thể gây đau như khi cắn thức ăn, ngáp hay chạm vào răng.

4. Cơn đau nhói từng đợt

đau nhức răng

Cơn đau nhói từng đợt ở răng có thể đi kèm với sưng nướu hoặc sưng cả phần mặt gần răng bị đau. Triệu chứng sưng này có thể là dấu hiệu bạn đang mắc một loại nhiễm trùng nghiêm trọng trong miệng như viêm nướu hay viêm tủy và cần được điều trị ngay. Những dấu hiệu khác cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng là đau khi nhai và nướu bị đổi màu, chảy máu.

Nhiễm trùng trong miệng thường do vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy bên trong răng, nướu hoặc phần xương quanh răng. Nếu bạn không điều trị nhanh chóng, tình trạng viêm nhiễm có thể dẫn đến các vấn đề về miệng nghiêm trọng và đau đớn hơn.

5. Cơn đau nhức răng hàm

đau nhức răng

Nếu bạn bị đau răng hàm và cứng khớp miệng thì đây có thể là do răng khôn đang mọc. Trong quá trình mọc, răng khôn đâm xuyên qua nướu nên có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn, ê buốt khi đánh răng hay viêm nướu ở nơi răng khôn mọc.

Bạn có thể giảm cơn đau nhức răng khi mọc răng khôn bằng cách dùng gel giảm đau, uống thuốc giảm đau, chườm đá bên ngoài vị trí mọc răng hay súc miệng nước muối. Nếu cơn đau không dứt hoặc nướu có dấu hiệu bị sưng và nhiễm trùng, bạn hãy đến nha sĩ để được thăm khám. Nha sĩ có thể chỉ định nhổ răng khôn nếu thuộc các trường hợp:

  • Bị sâu ở phần răng khôn đã mọc.
  • Răng khôn gây u nang hay khối u.
  • Răng khôn gây hại cho các răng lân cận.
  • Răng khôn gây nhiễm trùng hay các bệnh về nướu (bệnh nha chu).

Quá trình nhổ răng khôn sẽ gồm các bước:

– Nha sĩ sẽ giúp bạn gây tê tại chỗ để làm tê liệt miệng, gây mê an thần để giảm ý thức của bạn hoặc gây mê toàn thân để làm mất hoàn toàn ý thức.

– Nha sĩ cắt mở nướu răng và cắt mảnh xương phía trên răng khôn, sau đó may vết thương và nhét gạc.

Nhổ răng khôn là một thủ thuật ngoại trú nên bạn có thể về nhà ngay sau khi nhổ.

Các cơn đau nhức răng rất đa dạng và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân, việc tìm cách chữa đau nhức răng sẽ không còn quá khó. 

Như Vũ | HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:


Vậy là bạn đã có thêm nhiều thông tin về chủ đề Bạn nên làm gì khi bị đau nhức răng? • Hello Bacsi rồi nhé. Kemtrinamda.vn tin rằng bạn đã có nhiều kiến thức chăm sóc răng miệng hữu ích rồi đó. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những kiến thức chăm sóc răng miệng khác thì bạn có thể xem thêm tại đây nhé: https://kemtrinamda.vn/cham-soc-rang-mieng/.

Từ khoá liên quan về chủ đề Bạn nên làm gì khi bị đau nhức răng? • Hello Bacsi

#Bạn #nên #làm #gì #khi #bị #đau #nhức #răng #Bacsi.

Chân thành cảm ơn bạn đã đọc tin tại Blogradio.

Nguồn: hellobacsi.com.

5/5 - (3 votes)

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments